Sáng ngày 23/7, tại Thái Bình, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Chủ tịch UB Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thái Bình Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch HĐTV PVN Trần Sỹ Thanh đã có buổi kiểm tra và làm việc về tình hình triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2.
Tham gia đoàn công tác còn có đại diện các Bộ ngành Trung ương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), đại diện lãnh đạo các Nhà thầu đang tham gia xây dựng NMNĐ Thái Bình 2.
Tính đến ngày 23/7/2019, tiến độ tổng thể dự án NMNĐ Thái Bình 2 đạt khoảng 84,19%. Trong đó, thiết kế đạt 99,63%; ký các Hợp đồng mua sắm đạt khoảng 99,71%; gia công, chế tạo và vận chuyển đạt 93,79%; thi công đạt 82,14%, chạy thử đạt 3,52%.
Tham gia đoàn công tác còn có đại diện các Bộ ngành Trung ương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), đại diện lãnh đạo các Nhà thầu đang tham gia xây dựng NMNĐ Thái Bình 2.
Tính đến ngày 23/7/2019, tiến độ tổng thể dự án NMNĐ Thái Bình 2 đạt khoảng 84,19%. Trong đó, thiết kế đạt 99,63%; ký các Hợp đồng mua sắm đạt khoảng 99,71%; gia công, chế tạo và vận chuyển đạt 93,79%; thi công đạt 82,14%, chạy thử đạt 3,52%.
Lãnh đạo Bộ Công Thương, Ủy ban QLVNNTDN, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tỉnh Thái Bình xem sơ đồ thi công NMNĐ Thái Bình 2.
Công việc còn lại chủ yếu là công tác hoàn thiện các hạng mục gia công chế tạo và lắp đặt KCT hệ thống vận chuyển than, kéo cáp hệ thống nước làm mát, các gói thầu phục vụ công tác chạy thử như: thông rửa đường ống bằng dầu, xử lý nước thải sau xúc rửa, cung cấp dầu mỡ, hóa chất, thông thổi đường hơi chính và đi tắt cao, hạ áp và các công trình phục vụ môi trường (giám sát phát thải liên tục, hồ kiểm chứng nước thải).
Theo Ban QLDA Nhiệt điện Dầu khí Thái Bình 2, NMNĐ Thái Bình dự kiến phát điện Tổ máy số 1 vào tháng 6/2020 và Tổ máy số 2 vào tháng 10/2020. Tuy nhiên, để hoàn thành theo tiến độ nêu này, dự án đang gặp phải một loạt các khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết của PVN và đã được PVN nhiều lần báo cáo, đề xuất lên các cấp nhưng đến nay vẫn chưa có quyết định cuối cùng.
Cũng tính đến hết ngày 23/7, giá trị khối lượng công việc thực tế trên công trường được nghiệm thu thanh toán lũy kế (trước thuế, quy đổi VNĐ) lên tới gần 31 ngàn tỉ đồng. Nhưng việc giải ngân vốn vay nước ngoài còn lại (khoảng 326 triệu USD) và tìm kiếm nguồn vay tiếp (khoảng 7.100 tỷ đồng) theo cơ cấu vốn chủ sở hữu/vốn vay đã được phê duyệt không thể thực hiện được dù PVN đã nỗ lực làm việc với các ngân hàng trong và ngoài nước, đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan.
Bởi vậy, về nguồn vốn cho dự án theo cơ cấu được phê duyệt (30/70- vốn vay/vốn chủ sở hữu) chắc chắn không thể thực hiện được. Đây là hệ lụy từ vụ việc vi phạm pháp luật tại dự án. Những cá nhân vi phạm pháp đã bị pháp luật xét xử đúng người đúng tội. Nhưng nếu tiếp tục chờ đợi các tổ chức tài chính quốc tế sẽ đẩy dự án vào tình trạng đình trệ, gây lãng phí và thất thoát nguồn lực đầu tư của PVN nói riêng và nhà nước nói chung.
Theo Ban QLDA Nhiệt điện Dầu khí Thái Bình 2, NMNĐ Thái Bình dự kiến phát điện Tổ máy số 1 vào tháng 6/2020 và Tổ máy số 2 vào tháng 10/2020. Tuy nhiên, để hoàn thành theo tiến độ nêu này, dự án đang gặp phải một loạt các khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết của PVN và đã được PVN nhiều lần báo cáo, đề xuất lên các cấp nhưng đến nay vẫn chưa có quyết định cuối cùng.
Cũng tính đến hết ngày 23/7, giá trị khối lượng công việc thực tế trên công trường được nghiệm thu thanh toán lũy kế (trước thuế, quy đổi VNĐ) lên tới gần 31 ngàn tỉ đồng. Nhưng việc giải ngân vốn vay nước ngoài còn lại (khoảng 326 triệu USD) và tìm kiếm nguồn vay tiếp (khoảng 7.100 tỷ đồng) theo cơ cấu vốn chủ sở hữu/vốn vay đã được phê duyệt không thể thực hiện được dù PVN đã nỗ lực làm việc với các ngân hàng trong và ngoài nước, đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan.
Bởi vậy, về nguồn vốn cho dự án theo cơ cấu được phê duyệt (30/70- vốn vay/vốn chủ sở hữu) chắc chắn không thể thực hiện được. Đây là hệ lụy từ vụ việc vi phạm pháp luật tại dự án. Những cá nhân vi phạm pháp đã bị pháp luật xét xử đúng người đúng tội. Nhưng nếu tiếp tục chờ đợi các tổ chức tài chính quốc tế sẽ đẩy dự án vào tình trạng đình trệ, gây lãng phí và thất thoát nguồn lực đầu tư của PVN nói riêng và nhà nước nói chung.
Đoàn công tác kiểm tra tiến độ thi công trong NMNĐ Thái Bình 2.
Hiện nay, mặc dù đã cơ bản hoàn thành lắp đặt các thiết bị chính, tuy nhiên hiện còn một số các hạng mục công việc và thiết bị phụ vẫn còn dở dang, chưa kết thúc công tác lắp đặt dẫn đến công tác chạy thử vẫn bị chậm. Việc tranh chấp về thời hạn bảo hành thiết bị kéo dài, tiềm ẩn rủi ro cho Tổng thầu và Chủ đầu tư.
Trong bối cảnh các khó khăn, vướng mắc của dự án còn ngổn ngang, PVN liên tục báo cáo, bày tỏ khó khăn mong muốn các cấp thẩm quyền hướng dẫn/chấp thuận giải quyết. Đặc biệt báo cáo Chính phủ về việc thiếu nguồn vốn chi trả cho Dự án sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy, bao gồm cả kỹ thuật (hư hao thiết bị giá trị hàng tỉ USD) và kinh tế (trả lãi vay), ảnh hưởng đến tình hình trật tự, an ninh, xã hội tại khu vực công trường, kinh tế chính trị tỉnh Thái Bình, đồng thời đưa dự án vào nguy cơ tiếp tục chậm tiến độ.
Tại buổi làm việc về tiến độ dự án, Chủ tịch HĐTV PVN Trần Sỹ Thanh đã nêu cao tinh thần quyết liệt triển khai dự án của Tập thể lãnh đạo PVN, cán bộ công nhân viên tại Ban QLDA Nhiệt điện Dầu khí Thái Bình 2. Đặc biệt là quán triệt chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại cuộc làm việc thường kỳ tháng 6/2019 và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1596/VPCP-TKBT ngày 14/6/2019 về giải quyết những vướng mắc để sớm khắc phục thiệt hại, trước mắt là vấn đề nguồn vốn cho việc hoàn thành dự án NMNĐ Thái Bình 2.
Nhìn nhận thực tế dự án, Chủ tịch HĐTV PVN cho biết, về cơ bản PVN chỉ mong Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương sớm thông qua cơ chế duy nhất tháo gỡ nguồn tài chính cho dự án, đó là chấp thuận chủ trương: “Cho phép PVN sử dụng nguồn vốn Chủ sở hữu để giải ngân cho Dự án với điều kiện không vượt tổng mức đầu tư điều chỉnh”; đồng thời khẳng định “tập thể lãnh đạo PVN sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về mặt kỹ thuật đảm bảo nhà máy vận hành thương mại theo đúng tiến độ được phê duyệt”.
Trong bối cảnh các khó khăn, vướng mắc của dự án còn ngổn ngang, PVN liên tục báo cáo, bày tỏ khó khăn mong muốn các cấp thẩm quyền hướng dẫn/chấp thuận giải quyết. Đặc biệt báo cáo Chính phủ về việc thiếu nguồn vốn chi trả cho Dự án sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy, bao gồm cả kỹ thuật (hư hao thiết bị giá trị hàng tỉ USD) và kinh tế (trả lãi vay), ảnh hưởng đến tình hình trật tự, an ninh, xã hội tại khu vực công trường, kinh tế chính trị tỉnh Thái Bình, đồng thời đưa dự án vào nguy cơ tiếp tục chậm tiến độ.
Tại buổi làm việc về tiến độ dự án, Chủ tịch HĐTV PVN Trần Sỹ Thanh đã nêu cao tinh thần quyết liệt triển khai dự án của Tập thể lãnh đạo PVN, cán bộ công nhân viên tại Ban QLDA Nhiệt điện Dầu khí Thái Bình 2. Đặc biệt là quán triệt chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại cuộc làm việc thường kỳ tháng 6/2019 và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1596/VPCP-TKBT ngày 14/6/2019 về giải quyết những vướng mắc để sớm khắc phục thiệt hại, trước mắt là vấn đề nguồn vốn cho việc hoàn thành dự án NMNĐ Thái Bình 2.
Nhìn nhận thực tế dự án, Chủ tịch HĐTV PVN cho biết, về cơ bản PVN chỉ mong Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương sớm thông qua cơ chế duy nhất tháo gỡ nguồn tài chính cho dự án, đó là chấp thuận chủ trương: “Cho phép PVN sử dụng nguồn vốn Chủ sở hữu để giải ngân cho Dự án với điều kiện không vượt tổng mức đầu tư điều chỉnh”; đồng thời khẳng định “tập thể lãnh đạo PVN sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về mặt kỹ thuật đảm bảo nhà máy vận hành thương mại theo đúng tiến độ được phê duyệt”.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu kết luận buổi làm việc của đoàn công tác liên ngành về việc tháo gỡ khó khăn cho dự án NMNĐ Thái Bình 2.
Phát biểu tại buổi làm việc, đại diện các Bộ ngành gồm Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp… đều thống nhất ủng hộ kiến nghị của PVN về cơ chế tháo gỡ nguồn tài chính cho dự án NMNĐ Thái Bình 2.
Đại diện Lãnh đạo tỉnh Thái Bình, đồng chí Nguyễn Hồng Diên bày tỏ sự ủng hộ và nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án đối với an ninh năng lượng, giải quyết phần nào nguy cơ thiếu điện của đất nước trong năm 2021. Đặc biệt đồng chí Nguyễn Hồng Diên còn nhấn mạnh, dự án NMNĐ Thái Bình 2 không chỉ là một dự án đầu tư kinh tế mà còn là vấn đề xã hội, chính trị. Vấn đề của dự án đều rõ ràng minh bạch nhưng các nhà thầu trong tỉnh, số tiền tồn đọng tại dự án chưa thể giải ngân gây ra nguy cơ lớn sự tồn vong của nhiều doanh nghiệp trong tỉnh.
“Đối với tỉnh nghèo như Thái Bình, chỉ cần đọng vốn vài trăm tỉ đồng cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng” – Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thái Bình Nguyễn Hồng Diên nói.
Còn Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh thì khẳng định, Ủy ban hoàn toàn ủng hộ đề xuất của PVN về cơ chế cơ cấu nguồn vốn vì một mục đích chung là đưa dự án NMNĐ Thái Bình 2 vào hoạt động phát điện. Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh lưu ý PVN và Tổng thầu dự án vẫn cần có những đánh giá toàn diện về hiệu quả của dự án, chuẩn bị kỹ càng hơn nữa khâu vận hành nhà máy như huy động nguồn nhân lực kỹ thuật cao, kiện toàn bộ máy quản lý…
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định tầm quan trọng về an ninh năng lượng, kinh tế chính trị của dự án NMNĐ Thái Bình 2. Đồng chí Trần Tuấn Anh cũng đánh giá cao tinh thần quyết liệt, nỗ lực giải quyết các vướng mắc khó khăn của dự án NMNĐ Thái Bình 2 của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên PVN.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng khẳng định lãnh đạo PVN đã rất quyết liệt và chủ động tìm kiếm cũng như thực hiện các giải pháp kiểm soát tài chính, đẩy nhanh tốc độ hoàn thành dự án. Các giải pháp này đều có hiệu quả và giá trị thực tế tại dự án.
Đồng chí Trần Tuấn Anh cũng đề nghị đại diện các Bộ ngành Trung ương có mặt tại buổi làm việc khẩn trương bày tỏ ý kiến về dự án, chậm nhất trong tuần này để Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ ra quyết định cuối cùng về cơ chế nguồn vốn cho dự án.
Như vậy là sau gần 2 năm, 5 lần tổng hợp báo cáo, xây dựng phương án đề xuất, rất nhiều buổi làm việc với các Bộ ngành Trung ương, đây là lần đầu tiên Bộ Công Thương chủ trì một buổi làm việc có tính quyết định tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho dự án NMNĐ Thái Bình 2. Đây là hành động thể hiện quyết tâm của Chính phủ, lãnh đạo Đảng và Nhà nước không chỉ giải quyết vấn đề có căn bản cho riêng dự án NMNĐ Thái Bình 2 mà còn một loạt dự án nguồn điện quan trọng, có công suất lớn trên cả nước do PVN và một số nhà đầu tư đang gặp phải.
Đại diện Lãnh đạo tỉnh Thái Bình, đồng chí Nguyễn Hồng Diên bày tỏ sự ủng hộ và nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án đối với an ninh năng lượng, giải quyết phần nào nguy cơ thiếu điện của đất nước trong năm 2021. Đặc biệt đồng chí Nguyễn Hồng Diên còn nhấn mạnh, dự án NMNĐ Thái Bình 2 không chỉ là một dự án đầu tư kinh tế mà còn là vấn đề xã hội, chính trị. Vấn đề của dự án đều rõ ràng minh bạch nhưng các nhà thầu trong tỉnh, số tiền tồn đọng tại dự án chưa thể giải ngân gây ra nguy cơ lớn sự tồn vong của nhiều doanh nghiệp trong tỉnh.
“Đối với tỉnh nghèo như Thái Bình, chỉ cần đọng vốn vài trăm tỉ đồng cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng” – Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thái Bình Nguyễn Hồng Diên nói.
Còn Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh thì khẳng định, Ủy ban hoàn toàn ủng hộ đề xuất của PVN về cơ chế cơ cấu nguồn vốn vì một mục đích chung là đưa dự án NMNĐ Thái Bình 2 vào hoạt động phát điện. Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh lưu ý PVN và Tổng thầu dự án vẫn cần có những đánh giá toàn diện về hiệu quả của dự án, chuẩn bị kỹ càng hơn nữa khâu vận hành nhà máy như huy động nguồn nhân lực kỹ thuật cao, kiện toàn bộ máy quản lý…
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định tầm quan trọng về an ninh năng lượng, kinh tế chính trị của dự án NMNĐ Thái Bình 2. Đồng chí Trần Tuấn Anh cũng đánh giá cao tinh thần quyết liệt, nỗ lực giải quyết các vướng mắc khó khăn của dự án NMNĐ Thái Bình 2 của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên PVN.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng khẳng định lãnh đạo PVN đã rất quyết liệt và chủ động tìm kiếm cũng như thực hiện các giải pháp kiểm soát tài chính, đẩy nhanh tốc độ hoàn thành dự án. Các giải pháp này đều có hiệu quả và giá trị thực tế tại dự án.
Đồng chí Trần Tuấn Anh cũng đề nghị đại diện các Bộ ngành Trung ương có mặt tại buổi làm việc khẩn trương bày tỏ ý kiến về dự án, chậm nhất trong tuần này để Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ ra quyết định cuối cùng về cơ chế nguồn vốn cho dự án.
Như vậy là sau gần 2 năm, 5 lần tổng hợp báo cáo, xây dựng phương án đề xuất, rất nhiều buổi làm việc với các Bộ ngành Trung ương, đây là lần đầu tiên Bộ Công Thương chủ trì một buổi làm việc có tính quyết định tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho dự án NMNĐ Thái Bình 2. Đây là hành động thể hiện quyết tâm của Chính phủ, lãnh đạo Đảng và Nhà nước không chỉ giải quyết vấn đề có căn bản cho riêng dự án NMNĐ Thái Bình 2 mà còn một loạt dự án nguồn điện quan trọng, có công suất lớn trên cả nước do PVN và một số nhà đầu tư đang gặp phải.
Thành Công